Đang truy cập :
3
Hôm nay :
59
Tháng hiện tại
: 2698
Tổng lượt truy cập : 824366
Hình 2.2.1. Cơ cấu dân số tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2010-2014
Giai đoạn từ 2010-2014, không có sự chuyển dịch lớn giữa dân số nông thôn và thành thị. Cơ cấu dân số giữa nam và nữ giai đoạn 2010 - 2014 trong toàn bộ dân số vẫn ở mức độ phù hợp, ít thay đổi qua các năm, điển hình với tỉ lệ nam là 49,2% và 50,8% (năm 2014). Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh (trung bình 1,69%/năm), lực lượng lao động dồi dào được xem là cơ cấu dân số vàng vì số người trong độ tuổi lao động cao hơn số người phụ thuộc.
Xét tỉ lệ thất nghiệp trên toàn tỉnh giai đoạn 2010-2014 cho thấy, tỉ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm từ 3,30% (năm 2010) xuống còn 2,05% (năm 2012), tăng lên 2,41% (năm 2013) và giảm còn 2,25% (năm 2014).
Khái quát tác động của gia tăng dân số và di dân đối với môi trường và dự báo
Nhìn chung, vấn đề phân bố dân cư ở tỉnh Quảng Trị đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn, dân cư phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa; nguồn lao động tuy dồi dào nhưng còn hạn chế về chuyên môn.
Dân số tăng nhanh tạo ra nguồn thải tập trung quá lớn, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường tự nhiên, gây ÔNMT nước (rác thải), môi trường đất và môi trường không khí (khí thải, bụi, tiếng ồn...). Đặc biệt tại các đô thị và các KCN.
Khi dân số phát triển sẽ gây áp lực lên môi trường, làm gia tăng nhu cầu sử dụng đất đai, nhà ở, năng lượng, nước cấp, lương thực, thực phẩm và các nhu cầu khác (chăm sóc sức khoẻ, giáo dục...), làm gia tăng các hoạt động công nghiệp, giao thông, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch. và do vậy, khai thác nhiều hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát sinh nhiều hơn các chất thải (khí, lỏng, rắn) vào môi trường.