Đang truy cập :
4
Hôm nay :
68
Tháng hiện tại
: 6846
Tổng lượt truy cập : 821304
Vị trí địa lý: Tỉnh Quảng Trị nằm trên tọa độ địa lý từ 16o18 đến 17010 vĩ độ Bắc, 106o32 đến 107034 kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. - Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phía Đông giáp Biển Đông. - Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Đặc điểm khí hậu: Quảng Trị nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng khí hậu sau:
Trong những năm qua, nền kinh tế tỉnh Quảng Trị có xu hướng phát triển và tăng trưởng rõ rệt. Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế và phân theo ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh liên tục tăng, năm 2014 tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh đạt 37.941.860 triệu đồng, gấp 1,9 lần so với năm 2010 (xem Hình 2.1). GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 29,4 triệu đồng. Tuy nhiên, so với mức bình quân chung của cả nước, GDP/người vẫn thấp. GDP/người năm 2014 chỉ bằng 70,71% mức bình quân cả nước (Niên giám thống kê Quảng Trị, 2014).
Sự phát triển dân số và vấn đề di cư Dân số tỉnh Quảng Trị năm 2014 là 616.670 người. Trong đó, dân số thành thị là 178.985 người và dân số nông thôn là 437.685 người (xem Hình 2.2). Theo số liệu thống kê năm 2014, mật độ dân số trung bình của tỉnh Quảng Trị là 130 người/km2, phân bố không đồng đều giữa các vùng (cao nhất tại thành phố Đông Hà với 1.197 người/km2, thấp nhất tại Đakrông với 31 người/km2).
Năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế đạt 8.292.160 triệu đồng. Trong đó, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đạt 5.979.420 triệu đồng chiếm 72,11% tổng toàn ngành; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 456.200 triệu đồng (chiếm 5,50%) và khu vực kinh tế Nhà nước đạt 1.856.540 triệu đồng (chiếm 22,39%) (Niên giám thống kê Quảng Trị, 2014).
Năm 2014, giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế đạt 7.258.381 triệu đồng. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là khu vực kinh tế ngoài Nhà nước: chiếm 99,8% (năm 2014), tiếp đến là khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 0,2%. (Niên giám thống kê Quảng Trị, 2014).
Trong những năm qua, ngành Công nghiệp sản xuất năng lượng ở tỉnh Quảng Trị (chủ yếu là ngành thủy điện) phát triển tương đối mạnh mẽ với nhiều nhà máy thủy điện được đầu tư xây dựng: Đakrông 1 (công suất 12MW), Đakrông 2 (công suất 18MW), Hạ Rào Quán (công suất 6,4MW), La La (công suất 4MW) và thủy điện Khe Giông (công suất 4,5MW).
Trong những năm qua ngành giao thông vận tải Quảng Trị đã tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, đổi mới phương tiện giao thông nhằm đáp ứng yêu cầu vận tải hàng hóa, hành khách trong nước và quốc tế. Hệ thống Giao thông vận tải Quảng Trị tương đối đa dạng bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển, đường hàng không.
Quảng Trị có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển du lịch với nguồn tài nguyên tự nhiên và di sản văn hoá có giá trị như: Bãi tắm Cửa Tùng, Vĩnh Thái, Cửa Việt, Mỹ Thuỷ, khu danh thắng Đakrông, Trằm Trà Lộc, rừng nguyên sinh Rú Lịnh, Đảo Cồn Cỏ...
Hiện nay, hoạt động quan trắc môi trường không khí ở Quảng Trị chủ yếu tập trung ở khu vực các đô thị, các KCN, CCN, khu khai thác đá xây dựng và cửa khẩu, nên báo cáo này chủ yếu đánh giá chất lượng môi trường KKXQ ở các khu vực trên theo từng địa phương trong tỉnh và không có thông tin về hiện trạng môi trường không khí ở các làng nghề, khu vực nông thôn và môi trường không khí trong nhà.